Phương ngữ Tiếng_Bạch

Thỏa Lạc
Củng Hưng
Ân Kì
Nga Kiết
Kim Mãn
Kim Tinh
Châu Thành
Đại Thạch
Mã Giả Long
Đại Lí
Những địa điểm nghiên cứu của Uông Phong tại Vân Nam

Từ và Triệu (1984) chia tiếng Bạch ra ba phương ngữ, mà có thể là ba ngôn ngữ riêng biệt: Kiếm Xuyên (Trung), Đại Lí (Nam), và Bích Giang (Bắc).[3] Huyện Bích Giang sau đó đã đổi tên thành Lô Thủy.[4] Phương ngữ Kiếm Xuyên và Đại Lí tương tự nhau và người nói hai phương ngữ có thể hiểu nhau sau một thời gian sống chung.

Các phương ngữ miền Bắc khác biệt hơn là tiếng nói của 15.000 người Laemae (lɛ˨˩mɛ˨˩, Lemei, Lama), một tộc chừng 50.000 sống xen kẽ với người Lật Túc.[5]Theo ISO 639-3, nhóm phương ngữ này chia thành hai ngôn ngữ:

Uông Phong (2012)[9] lập cây phát sinh ra chín phương ngữ sau:

Tiếng Bạch
  • Tây
    • Củng Hưng (共兴), Lan Bình
    • (lõi)
      • Ân Kì (恩棋), Lan Bình; Kim Mãn (金满), Lô Thủy
      • Thỏa Lạc (妥洛), Duy Tây
      • Nga Kiết (俄嘎), Lô Thủy
  • Đông
    • Mã Giả Long (马者龙), Khâu Bắc
    • (lõi)
      • Kim Tinh (金星), Kim Xuyên
      • Đại Thạch (大石), Hạc Khánh
      • Châu Thành (周城), Đại Lí

Uông (2012)[10] cũng ghi nhận một phương ngữ tiếng Bạch ở Tây Thôn, Đại Thôn, Sa Lãng hương, thành phố Côn Minh (昆明市沙朗乡大村西村).[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Bạch http://www.ynszxc.gov.cn/villagePage/vIndex.aspx?d... http://stedt.berkeley.edu/pdf/JAM/Bai.pdf //dx.doi.org/10.1075%2Fdia.25.3.03yeo //dx.doi.org/10.3406%2Fclao.2005.1728 http://glottolog.org/resource/languoid/id/baic1239 http://www-01.sil.org/silesr/2007/silesr2007-012.p... http://starling.rinet.ru/Texts/bai.pdf http://starling.rinet.ru/cgi-bin/response.cgi?root... http://www.ling.sinica.edu.tw/LL/en/monographs.Con... https://lingulist.de/documents/mickeln_basic_vocab...